Dàn âm thanh Hi-end là gì? Cách nhận biết hệ thống âm thanh Hi-end
Bảo Châu Elec tổng hợp các vấn đề xung quanh Hi-end mà khách hàng quan tâm để làm rõ cho câu hỏi “Dàn âm thanh Hi-end là gì?”, “Cách nhận biết hệ thống âm thanh Hi-end?”.
Thị trường âm thanh trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang ngày càng phát triển, không chỉ là sự đa dạng của thương hiệu, dòng sản phẩm mà cả những thuật ngữ chuyên ngày cũng dần trở nên phong phú, đa dạng, được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả người dùng đều hiểu hết được các thuật ngữ đó, điểm hình trong đó phải kể đến “Hi-end”.
Khái niệm về âm thanh Hi-end, dàn âm thanh Hi-end?
Âm thanh Hi-end (High-end audio) tuy là một thuật ngữ không chính thức nhưng được thừa nhận và sử dụng rộng rãi, chỉ dạng âm thanh cao cấp dùng để trình diễn âm nhạc, mà ở đó, người nghe có cảm giác chỉ còn lại chính họ và không gian âm nhạc phía trước, các thiết bị dường như trở nên vô hình và biến mất hoàn toàn trong cảm nhận của người nghe.
Hiểu một cách đơn giản, âm thanh Hi-end là âm nhạc được trình diễn bởi những dàn âm thanh cao cấp mang đến chất lượng và trải nghiệm tiệm cận với việc thưởng thức nhạc sống tại một buổi biểu dẫn trực tiếp.
Khái niệm âm thanh Hi-end cũng được dùng để chỉ các thiết bị âm thanh cao cấp sở hữu khả năng tái tạo lại âm nhạc một cách vô cùng tự nhiên và chân thật, có sức quyến rũ mãnh liệt với người nghe, giúp họ đắm chìm trong thế giới của âm thanh và giai điệu, thưởng thức một cách trọn vẹn nhất.
Khi thưởng thức màn trình diễn của một hệ thống Hi-end, toàn bộ sân khấu, ban nhạc, các nhạc cụ và ca sĩ sẽ được tái dựng một cách vô cùng chân thực và sống động ngay trong không gian giải trí. Những thực thể này hiện diện một cách vô hình nhưng điều đặc biệt là người nghe có thể cảm nhận được tất cả một cách rõ nét, từ lớp lang, vị trí, cách sắp xếp, cho tới khoảng cách (xa/ gần, cao/ thấp, chiều sâu, độ rộng/ hẹp).
Cận Cảnh Dàn Nghe Nhạc Hi-end trị giá 250 triệu đồng
Những dàn âm thanh có khả năng trình diễn, tái tạo âm thanh Hi-end sẽ được gọi là dàn âm thanh Hi-end và tất nhiên, chúng được tạo thành từ những thiết bị thuộc phân khúc Hi-end.
Tuy nhiên không ít người dùng lầm tưởng rằng, các sản phẩm âm thanh xa xỉ, có giá cả đắt đỏ là thiết bị âm thanh Hi-end. Đúng là thiết bị Hi-end thường có giá cao hoặc thậm chí là rất cao, nhưng những thiết bị đắt tiền chưa chắc đã là thiết bị âm thanh Hi-end. Bởi thực chất khái niệm Hi-end là dùng để chỉ khả năng trình diễn và chất lượng âm thanh của thiết bị, không phải dùng để chỉ giá trị.
Không ít các thiết bị âm thanh trên thị trường hiện nay có giá cực kỳ đắt đỏ, từ vài trăm, thậm chí là vài tỷ đồng, nhưng giá trị lại nằm ở cái cách người ta tạo ra nó (dát vàng, nạm kim cương, gắn đá quý,…), trong khi xét ở khía cạnh trình diễn, nó cũng chỉ là một sản phẩm âm thanh bình thường với chất lượng âm thanh ở mức “tầm trung”.
Dàn nghe nhạc Hi-End 2020-01 là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thiết bị cao cấp, cho âm thanh nghe nhạc toàn dải cực kỳ chất lượng cùng nhiều tính năng hiện đại.
Dàn âm thanh Hi-end gồm những gì?
Tương tự như các hệ thống âm thanh thông thường, dàn âm thanh Hi-end được tạo nên từ 4 thành phần cơ bản, bao gồm loa, nguồn phát, bộ khuếch đại và phụ kiện.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất ở đây là mọi thiết bị trong hệ thống Hi-end đều được chăm chút, chú trọng đầu tư rất kỹ lưỡng, kể cả đó là những phụ kiện nhỏ nhất.
Trải nghiệm dàn âm thanh Hi-end cực kỳ đẳng cấp
1. Loa
Được xem là thành phần quan trọng nhất trong mọi hệ thống với nhiệm vụ trực tiếp tái tạo âm thanh nên nó đóng vai trò quyết định đến chất lượng âm nhạc đầu ra.
Có rất nhiều dạng loa hi-end, có thể kể đến như loa điện động (là loại loa thường gặp nhất), loa tĩnh điện, loa kèn, loa toàn dải, loa ván hở, loa đa hướng,…
2. Nguồn phát
Là một thiết bị hoặc nhóm thiết bị có vai trò đọc, phát nhạc từ các nguồn lưu trữ nhạc như đĩa CD, đĩa than, nhạc số, nhạc trực tuyến,… trước khi truyền tín hiệu đến các thiết bị khuếch đại.
Nguồn phát cũng thường bao gồm các phụ kiện cần thiết như phono (dành cho mâm đĩa than), DAC giải mã (dành cho nguồn phát kỹ thuật số).
Một hệ thống âm thanh hi-end có thể gồm 1 hoặc cả 2 loại nguồn phát:
- Nguồn phát analog: mâm đĩa than, đầu băng cối, đầu cassette.
- Nguồn phát kỹ thuật số: đầu CD, music server (music streamer, network player).
3. Bộ khuếch đại (amply)
Giữ nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm thanh từ nguồn phát thành dòng tín hiệu đủ lớn để đưa tới loa, chuyển đổi thành âm thanh.
Nếu như các hệ thống âm thanh thông thường thì bộ khuếch đại sẽ sử dụng cục đẩy công suất thì dàn Hi-end chủ yếu dùng amply.
Amply hi-end cũng có nhiều loại, được phân chia theo các tiêu chí khác nhau:
- Theo loại mạch khuếch đại: ampli đèn, ampli bán dẫn.
- Theo cấu trúc mạch: Class A, Class AB, Class D,…
- Theo cấu trúc thiết bị: amply tích hợp (có cả phần pre-amp và pow-amp), amply pre-pow (tách riêng phần tiền khuếch đại và phần khuếch đại công suất), amply monoblock (2 kênh khuếch đại trái và phải được tách riêng thành 2 module độc lập),….
4. Phụ kiện
Mọi thành phần trong dàn âm thanh Hi-end đều có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng trình diễn của cả hệ thống và phụ kiện cũng không phải là ngoại lệ.
Phụ kiện dùng trong các hệ thống âm thanh Hi-end có thể được chia làm 3 nhóm chính:
- Phụ kiện điện: nguồn điện, biến áp cách ly, lọc điện, ổ cắm, dây dẫn (dây nguồn, dây tín hiệu, dây loa).
- Phụ kiện chống rung, chống nhiễu: chân loa, kệ máy, tấm kê máy, đế chống rung, chân chống rung,…
- Phụ kiện âm học: các tấm tiêu, tán âm, các thiết bị điều âm, xử lý âm học cho phòng nghe.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Bảo Châu Elec sẽ giúp quý khách hàng phần nào đó hiểu hơn về thuật ngữ “âm thanh Hi-end”.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay mong muốn sở hữu những thiết bị âm thanh thuộc mọi phân khúc từ bình dân cho đến cao cấp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1900 0255.
Bảo Châu Elec cam kết phân phối các dòng sản phẩm chính hãng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với mức giá rẻ nhất Việt Nam cùng chế độ hậu mãi vô cùng hấp dẫn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét